Lịch sử Ủy_ban_châu_Âu

Ủy ban châu Âu bắt nguồn từ một trong 5 thể chế then chốt được thiết lập trong hệ thống siêu quốc gia Cộng đồng châu Âu, theo đề nghị của Robert Schuman, bộ trưởng ngoại giao Pháp, ngày 9.5.1950. Bắt đầu từ năm 1951 dưới tên Giới chức cấp cao trong Cộng đồng Than Thép châu Âu, Ủy ban đã trải qua nhiều sự thay đổi về quyền hành và cơ cấu dưới thời các chủ tịch bao gồm 3 Cộng đồng.[3]

Việc thành lập

Ủy ban đầu tiên bắt đầu từ năm 1951 là 9 thành viên của "Giới chức cấp cao của Cộng đồng Than Thép châu Âu" dưới quyền chủ tịch Jean Monnet. Giới chức cấp cao là cơ quan hành pháp siêu quốc gia của Cộng đồng Than Thép châu Âu mới, nhận nhiệm vụ từ ngày 10.8.1952 ở Luxembourg. Năm 1958 Các hiệp ước Rome đã lập ra 2 Cộng đồng mới là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom), và cơ quan hành pháp của 2 cộng đồng mới này được gọi là các "ủy ban" chứ không là "Giới chức cấp cao".[3] Nguyên nhân của việc thay đổi tên là các mối quan hệ mới giữa cơ quan hành pháp và Hội đồng châu Âu. Vài nước, như Pháp chẳng hạn, bày tỏ sự dè dặt về quyền của Giới chức cấp cao và muốn hạn chế, đồng thời trao thêm quyền cho Hội đồng hơn là cơ quan hành pháp mới.[4]

Louis Armand lãnh đạo Ủy ban Armand (ủy ban đầu tiên của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu). Walter Hallstein lãnh đạo Ủy ban Hallstein (ủy ban đầu tiên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu), tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên ngày 16.1.1958 tại Lâu đài Valley of the Duchess (Bỉ). Hội nghị này hoàn tất một hiệp định thỏa thuận về giá ngũ cốc luôn gây tranh cãi, cũng như gây ấn tượng tốt đối với các nước thứ ba khi lần đầu tham gia cuộc đàm phán quốc tế, Vòng Kennedy của các cuộc thương thuyết về Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT).[5] Đáng chú ý là Hallstein đã bắt đầu củng cố Luật châu Âu và bắt đầu có sự va chạm đáng kể tới luật pháp quốc gia. Ban đầu, ủy ban của ông ta đã hơi thận trọng, nhưng với sự giúp đỡ của Tòa án Cộng đồng châu Âu, ủy ban của ông ta đã tỏ rõ quyền hành vững chắc, đủ để cho phép các ủy ban nối tiếp được coi trọng hơn.[6] Tuy nhiên, năm 1965 các khác biệt giữa chính phủ Pháp của Charles de Gaulle và các nước thành viên khác chồng chất lên (về đơn xin gia nhập của Anh, về bầu cử trực tiếp Nghị viện châu Âu, kế hoạch Fouchet của Pháp và ngân sách) đã gây cho Ủy ban Hallstein cuộc khủng hoảng bỏ trống ghế (của Pháp) về các đề nghị cho Chính sách Nông nghiệp chung. Mặc dù cuộc khủng hoảng thể chế đã được giải quyết trong các năm sau, nhưng đã khiến cho Etienne Hirsch mất chức chủ tịch Euratom và sau đó, chức chủ tịch EEC của Walter Hallstein, dù rằng ông ta được coi là nhà lãnh đạo năng động nhất cho tới Jacques Delors.[5]

Phát triển ban đầu

Cả ba cơ quan tồn tại song song tới ngày 1.7.1967 khi có Hiệp ước Hợp nhất, thì hợp lại thành một cơ quan dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Jean Rey.[3] Do việc hợp nhất nên Ủy ban Rey tạm tăng lên 14 ủy viên, tuy nhiên tất cả các ủy ban sau này đều giảm xuống còn 9 ủy viên, theo công thức mỗi nước nhỏ 1 ủy viên và nước lớn 2 ủy viên.[7] Ủy ban Rey đã hoàn thành việc lập liên minh thuế quan của Cộng đồng vào năm 1968 và đấu tranh cho một Nghị viện châu Âu được dân bầu và có nhiều quyền hơn.[8] Dù Rey là chủ tịch ủy ban đầu tiên của cả ba cộng đồng hợp nhất, nhưng Hallstein mới được coi là chủ tịch đầu tiên của Ủy ban hiện đại.[3]

Ủy ban MalfattiỦy ban Mansholt tiếp tục làm việc cho sự hợp tác tiền tệ và việc mở rộng Cộng đồng đầu tiên về phía bắc năm 1973.[9][10] Với việc mở rộng này, số ủy viên của Ủy ban tăng lên thành 13 người trong thời Ủy ban Ortoli (Vương quốc Anh là nước thành viên lớn, được cử 2 ủy viên), nhằm xử lý Cộng đồng mở rộng trong thời kỳ bất ổn kinh tế và quốc tế lúc đó.[7][11] Việc tiêu biểu bề ngoài của Cộng đồng đã tiến lên một bước khi chủ tịch Roy Jenkins trở thành chủ tịch đầu tiên tham dự cuộc họp thượng đỉnh G8 nhân danh Cộng đồng.[12] Tiếp theo Ủy ban Jenkins, Ủy ban Thorn đã tiến hành việc mở rộng Cộng đồng xuống phía nam, và bắt đầu lập ra luật chung châu Âu.[13]

Delors và Santer

Một trong số Ủy ban nổi tiếng nhất là Ủy ban Delors, do Jacques Delors lãnh đạo, đã mang lại cho Cộng đồng tính năng động.[14] Delors và đồng đội của mình cũng được coi là các người cha sáng lập đồng euro".[15] Báo International Herald Tribune đã ghi nhận việc làm của Delors ở giai đoạn cuối nhiệm kỳ 2 năm 1992: "Ngài Delors đã cứu Cộng đồng châu Âu khỏi tình trạng ù lì. Ông ta đã tới trong lúc chủ nghĩa bi quan về châu Âu đạt tới điểm xấu nhất. Mặc dù ông ta chỉ là một cựu bộ trưởng tài chính Pháp ít nổi tiếng, ông ta đã đem lại sức sống và hy vọng cho Cộng đồng châu Âu và Ủy ban Bruxelles đã mất nhuệ khí. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, từ 1985 tới 1988, ông ta đã tập hợp châu Âu hướng tới thị trường chung, và khi được bổ nhậm nhiệm kỳ 2, ông ta bắt đầu thúc đẩy các người Âu hướng tới các mục tiêu nhiều tham vọng hơn của liên minh kinh tế, tiền tệ và chính trị."[16]

Người kế vị Delors là Jacques Santer. Tuy nhiên, toàn bộ Ủy ban Santer đã bị Nghị viện buộc phải từ chức năm 1999 vì bị cáo buộc gian lận. Đây là lần đầu mà một ủy ban bị buộc phải từ chức toàn bộ.[17] Tuy nhiên, Ủy ban Santer đã tiến hành công trình về Hiệp ước Amsterdam và đồng euro.[18]

Các ủy ban Prodi và Barroso

Romano Prodi kế vị Santer. Hiệp ước Amsterdam đã tăng quyền của Ủy ban và Prodi đã được báo chí đặt tên cho là cái gì đó giống như một thủ tướng.[19][20] Các quyền lại được củng cố thêm bởi Hiệp ước Nice năm 2001, cho chủ tịch nhiều quyền hơn đối với thành phần ủy ban.[3]

Năm 2004 José Manuel Barroso trở thành chủ tịch ủy ban, tuy nhiên một lần nữa Nghị viện lại tự khẳng định quyền của mình khi bác chức ủy viên đề nghị của Ủy ban Barroso. Do sự chống đối, Barroso đã buộc phải cải tổ ủy ban của mình trước khi nhậm chức.[21] Ủy ban Barroso cũng là ủy ban đầy đủ đầu tiên, từ khi mở rộng năm 2004 tới 25 ủy viên, khi trước số ủy viên vào cuối nhiệm kỳ Ủy ban Prodi đã đạt tới 30. Do kết quả của việc tăng nước thành viên, Hiệp ước Amsterdam đưa ra việc giảm ủy viên: mỗi nước thành viên chỉ cử 1 ủy viên (trước kia nước lớn được cử 2 ủy viên).[7]

Liên quan

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (Việt Nam) Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương Ủy ban nhân dân tỉnh Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV Ủy ban châu Âu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ủy_ban_châu_Âu http://eiop.or.at/eiop/pdf/2002-014.pdf http://www.bmbrussels.be/box_bmnewcomm.php http://www.businessweek.com/1999/99_39/b3648256.ht... http://www.cafebabel.com/en/article.asp?T=T&Id=262... http://www.economist.com/world/europe/displaystory... http://www.euractiv.com/en/future-eu/interview-eur... http://www.iht.com/articles/1992/01/21/edgi_0.php http://www.iht.com/articles/1999/04/16/eu.2.t_0.ph... http://www.welcomeurope.com/ http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...